TỔNG QUAN VỀ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Cập nhật: 21/6/2022 | 8:20:30 AM

TỔNG QUAN VỀ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

TỔNG QUAN VỀ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Thoát vị đĩa đệm là gì ? Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến mà ngày nay nhiều người mắc phải, gây cảm giác đau, tê bì chân tay, rối loạn cơ thắt, hạn chế vận động, nếu bệnh không được theo dõi và điều trị kịp thời, để lâu có thể dẫn đến tàn phế

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Có một số dạng thoát vị đĩa đệm điển hình là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước.

Các Giai Đoạn Của Thoát Vị Đĩa Đệm:

Phình đĩa đệm

Đĩa đệm có hiện tượng bị biến dạng, bè rộng ra xung quanh theo chiều ngang, nguyên nhân là do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau.

Lồi đĩa đệm

Vòng xơ bị phá vỡ, nhân nhầy chui ra ngoài, tạo thành ổ lồi khu trú, người bệnh có cảm giác đau lưng cục bộ, đôi khi có cảm giác tê tay chân.

Thoát vị đĩa đệm thực sự

Tại giai đoạn này, vòng xơ bị phá vỡ hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành nên khối thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, tách hẳn ra khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy vị biến dạng , vòng xơ bị rách nhiều phía, dẫn đến xẹp đốt sống, hẹp ống sống, hư khớp đốt sống. Đồng thời, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy, rễ thần kinh kiến người bệnh đau dai dẳng, teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động, có khi tàn phế.

Nguyên Nhân Của Thoát Vị Đĩa Đệm

Độ tuổi: khi cơ thể con người già đi theo tuổi tác, đĩa đệm dần bị mất nước không giữ được độ dẻo dai, linh hoạt vốn có của mình. Điều này dẫn đến vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa hoặc bên trong nhân nhầy sẽ phình ra.

Do chấn thương cột sống: nhân nhầy bên trong của đĩa đệm tràn ra ngoài thông qua những vết rách, nứt khiến cho đĩa đệm bị lệch, lồi, thậm chí đĩa đệm bị chia ra thành từng mảnh. Trong trường hợp nặng hơn, áp lực của đĩa đệm chèn vào tủy sống có thể dẫn đến tê liệt khu vực thắt lưng.

Do cân nặng: khi thừa cân sẽ khiến cho đĩa đệm ngày càng suy yếu,làm tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong có thể sẽ bị vỡ ra khiến cho đĩa đệm bị thoát ra ngoài hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm sẽ chèn ép vào các rễ thần kinh ở ngay phía sau đĩa đệm gây đau, tê và yếu ở một cánh tay hoặc chân.

 

Những Đối Tượng Dễ Bị Thoát Vị Đĩa Đệm

Theo thống kê, có khoảng trên 90% những người trong độ tuổi lao động, dao động từ 20-49 tuổi dễ bị mắc hơn người bình thường, nam giới thường mắc với tỷ lệ cao hơn.

Một số đối tượng có nguy cơ cao dễ bị thoát vị đĩa đệm:

Người lao động nặng nhọc: Một số nghề nghiệp như công nhân bốc vác, thợ xây dựng, thợ cơ khí thường xuyên phải mang vác, kiêng bê vật nặng nên cột sống phải chịu tải trọng lớn.

Người có thói quen hay xách, mang vác vật nặng một tay thì có nguy cơ bị mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn người xác cân đối bằng hai tay.

Lái xe:  Đặc biệt là người lái xe tải đường dài và lái máy xây dựng, máy thu, máy xúc…hay bị thoát vị đĩa đệm.

Nhân viên văn phòng: Tỉ lệ thoát vị đĩa đệm của giới văn phòng ngày càng gia tăng nguyên nhân là do ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế khiến đĩa đệm không được nuôi dưỡng, sớm dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Những người chơi thể thao: Đối với những người chơi thể thao, đặc biệt là cử tạ do đĩa đệm chịu sức ép quá lớn nhanh chóng bị thoái hóa và dẫn đến thoát vị.

Triệu chứng điển hình

Ở giai đoạn đầu có những triệu chứng điển hình gồm: đau nhức tay hoặc chân

Bệnh nhân thường có những cơn đau nhức đột ngột ở các vị trí cổ, vai gáy, thắt lưng sau đó lan ra các vùng cánh tay hoặc chân. Đau âm ỉ hoặc đau buốt, dữ dội nặng hơn khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi. Một số trường hợp sẽ xuất hiện cơn đau cấp khó khăn hơn trong việc lựa tư thế ngồi, nằm.

 

Giai đoạn tiếp theo bệnh nhân sẽ thấy tê bì vùng tay, chân khi nhân nhầy của đĩa đệm đã thoát ra bên ngoài đau nhức, tê bì nhiều có thể gặp phải cả khi nghỉ ngơi, lúc này người bệnh sẽ có những cảm giác khó chịu như thấy kiến bò trong người,... Triệu chứng tê bì sẽ phát triển kéo xuống cánh tay, ngón tay và mông, đùi, chân, gót chân.


(hình ảnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh)

Nhão cơ, teo cơ, liệt cơ: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường bệnh sẽ kéo dài một thời gian rồi mới phát hiện, ở tình trạng này người bệnh khó có thể đi lại, vận động bình thường, dẫn tới nhão cơ, tao cơ, liệt các chi phỉ ngồi xe lăn.

Đau cơ yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng són tiểu, bí tiểu

Các phương pháp xử trí hiện nay:

Thuốc tây: được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị đau cấp tính, thường được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid Aspirin, Diclofenac,..., thuốc giãn cơ và các Vitamin nhóm B

Phương pháp phẫu thuật: Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân không nên thực hiện mổ. Vì quá trình phẫu thuật có thể xảy ra rủi ro đáng tiếc như: Nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết thương, tổn thương rễ thần kinh, tỷ lệ tái phát cao lên đến 5 – 10%…

Vì thế, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên phẫu thuật hay không. Hiện nay, ngoài mổ hở y học còn có kĩ thuật mổ nội soi, mổ vi phẫu.

Tập thể dục, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: giúp cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng xương khớp.

Điều trị bằng phương pháp công nghệ Radio sóng cao tần: ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA SÓNG RADIO CAO TẦN CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHỎI LÂU DÀI:

Thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ 20 phút là xong

 Bảo tồn được cấu trúc đĩa đệm

 Không đau, không chảy máu, không phải gây mê toàn thân

 Không gây biến chứng, không phải nằm viện

 Hiệu quả cao ngay sau lần điều trị đầu tiên


Bệnh nhân  N.T. L 50t điều trị bằng máy sóng Radio cao tần tại phòng khám An Thái 

 

Chuyên gia y tế tư vấn cách điều trị thoát vị đĩa đệm chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Những triệu chứng mà người bệnh phải chịu đựng ở trên khiến ai cũng thấy sợ hãi, mệt mỏi… và muốn tìm cho mình phương pháp điều trị hiệu quả tận gốc.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

CHUYÊN KHOA XƯƠNG KHỚP AN THÁI- SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI

HOTLINE: 0962272013- 0395.224.861

 

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Phồng, lồi, phình đĩa đệm là gì và phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, nhanh khỏi

Mổ thoát vị đĩa đệm có an toàn không? Phương pháp nào tin tưởng nhất ?

Vật lý trị liệu cho người bị thoát vị đĩa đệm có khỏi không? phương pháp nào tốt cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

Phòng khám chuyên khoa xương khớp An Thái, địa chỉ uy tín có nhiều bác sĩ hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp tại Hà Nội

 

 

 

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Tác giả: Trường Xuân Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !