Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng

Cập nhật: 31/12/2021 | 11:40:46 AM

Chế độ ăn uống kém chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống ngày càng gia tăng. Do vậy, song song với quá trình điều trị, người bệnh được khuyên nên cải thiện, điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học hơn nhằm làm chậm lại tiến trình thoái hóa của cột sống và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh.

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng

Bị thoái hóa cột sống lưng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống kém chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống ngày càng gia tăng. Do vậy, song song với quá trình điều trị, người bệnh được khuyên nên cải thiện, điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học hơn nhằm làm chậm lại tiến trình thoái hóa của cột sống và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh.

Vậy người bị thoái hóa cột lưng nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn nhận diện được những thực phẩm có lợi cho tình trạng bệnh của mình.

Bệnh thoái hóa cột sống lưng nên ăn gì và kiêng gì?

1. Các loại cá béo

Cá béo đặc biệt giàu omega 3, một loại acid béo tự nhiên nổi tiếng với tác dụng kháng viêm. Chất này khi được cơ thể hấp thu hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của phản ứng viêm tại khu vực có đốt sống bị thoái hóa. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua nguồn thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày.

 

Cá béo đứng đầu trong danh sách các thực phẩm người bị thoái hóa cột sống nên ăn

Các loại cá béo giàu omega 3 nhất phải kể đến: cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm biển, cá thu, cá hồi hoa.......

Để đạt được những lợi ích tốt nhất từ các loại cá béo, hãy sử dụng chúng để chế biến món ăn khoảng 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa bị dị ứng với hải sản thì nên cân nhắc thay thế cá béo bằng một nguồn thực phẩm khác có khả năng bổ sung omega 3 cho cơ thể nhưng an toàn hơn.

2. Thoái hóa cột sống nên ăn nước hầm xương

Nghiên cứu cho thấy trong nước hầm xương, đặc biệt là từ xương ống hay sụn bò, bê, lợn có chứa một lượng lớn glucosamin và chonroitin. Đây là những thành phần tham gia vào quá trình cấu tạo lên lớp sụn thêm giữa các đốt sống. Điều này có thể đảm bảo cho cột sống vận động linh hoạt hơn, giảm thiểu tình trạng ma sát giữa các đốt sống bị thoái hóa, giảm hiện tượng đau lưng, tê cứng cột sống.

Thêm vào đó, thường xuyên ăn nước hầm xương còn giúp bổ sung hàm lượng canxi phong phú cho cơ thể. Đây là loại khoáng chất không thể thiếu nếu như bạn muốn có một cột sống chắc khỏe hơn.

3. Thực phẩm giàu canxi - thức ăn cần thiết cho người bị thoái hóa cột sống lưng

Đối với cột sống nói chung và hệ xương khớp nói riêng, canxi đóng vai trò tái tạo nên các tế bào xương, sửa chữa những tổn thương ở khu vực đốt sống bị thoái hóa.

Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm giàu canxi trong thực đơn còn giúp bạn kiểm soát được sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Ở một số bệnh nhân bị béo phì, việc giảm cân có thể giúp giải phóng áp lực cho cột sống, qua đó làm chậm lại tốc độ thoái hóa.

Nếu đang bị thoái hóa cột sống, mỗi ngày bạn cần cung cấp cho cơ thể khoảng 120mg canxi. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như:

Động vật có vỏ: Tôm, cua, ốc, sò

Cá mòi

Nước cam

Các sản phẩm từ sữa

Đậu trắng...

4. Các loại rau xanh và trái cây

Rau xanh và hoa quả tươi là nhóm thực phẩm cần được đề cập đến khi trả lời cho câu hỏi "thoái hóa cột sống nên ăn gì". Chúng không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung lượng lớn vitamin cũng như các khoáng tố cần thiết để đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống.

Các loại rau xanh và trái cây có lợi nhất cho người bị thoái hóa cột sống bao gồm:

Súp lơ xanh:

Thực phẩm này giàu vitamin A, C, D và các loại khoáng chất như sắt, magie hay phốt pho. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bao xương, sụn, đồng thời giúp cơ thể có khả năng tổng hợp được nhiều canxi hơn để nuôi dưỡng cột sống.

Cà rốt:

Thành phần vitamin A, E được tìm thấy nhiều trong cà rốt là những chất có khả năng bảo vệ sụn và lớp xương trong đốt sống nằm dưới sụn. Hãy ăn thực phẩm này 2 - 3 bữa mỗi tuần để ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ.

Người bị thoái hóa đốt sống được khuyến khích nên thường xuyên ăn cà rốt

Rau cải thìa:

Cải thìa được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị thoái hóa cột sống vì nó cung cấp nhiều vitamin A, C, acid folic và sắt cho cột sống vững chắc hơn.

Quả chuối tiêu:

Sở hữu nhiều kali, chuối tiêu giúp làm tăng khả năng chuyển hóa canxi, ngăn chặn quá trình thoái hóa đốt sống.

Trái cây giàu vitamin C

Vitamin C mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe của người bị thoái hóa cột sống như:

+ Chống oxy hóa, bảo vệ cột sống và các phần mềm xung quanh

+ Cải thiện khả năng miễn dịch

+ Ngăn ngừa viêm cột sống do ảnh hưởng của thoái hóa

+ Cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe

Với những tác dụng tuyệt vời trên, bạn không nên bỏ qua các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, táo hay đu đủ. Hình thức sử dụng trái cây tốt nhất vẫn là nhai nuốt trực tiếp cả xác. Ngoài ra, bạn có thể xay sinh tố hay ép nước uống hàng ngày.

5. Người bị thoái hóa khớp nên ăn ngũ cốc

Bao gồm lúa mì, lúa mạch, vừng, các loại đậu...Chúng đều chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và omega-3 giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại đến sụn và các tế bào trong xương. Điều này góp phần không nhỏ vào quá trình phục hồi của bệnh nhân bị bệnh thoái hóa cột sống.

6. Nấm

Các loại nấm không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho người bị thoái hóa cột sống. Thực phẩm này cung cấp nguồn vitamin D2 phong phú giúp cơ thể tổng hợp canxi và làm giảm triệu chứng viêm, tê bì các chi ở người bị thoái hóa cột sống cổ hay thoái hóa cột sống thắt lưng.

7. Tỏi

Tỏi chính là một gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc thoái hóa cột sống nên ăn gì. Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất sulphur trong loại gia vị này có thể giúp giảm đáng kể các cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy do bệnh thoái hóa cột sống mang lại.

Bên cạnh đó, hoạt chất dialyl disulphide còn giúp ức chế sản xuất các enzym gây hủy hoại lớp sụn chêm. Alicin trong tỏi cũng có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, chống nhiễm khuẩn ở cột sống và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

8. Gừng kháng viêm, giảm đau

Thêm gừng vào trong thức ăn của người bị thoái hóa cột sống có thể giúp làm giảm nồng độ của chất gây đau trong cơ thể có tên gọi là prostaglandin. Ngoài ra, gừng còn có đặc tính kháng viêm, kích thích lưu thông máu đến khu vực đốt sống bị thoái hóa giúp tổn thương được tái tạo nhanh hơn.

Gừng chứa chất kháng viêm, giảm đau an toàn cho người bị thoái hóa cột sống

9. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Không chỉ chứa nhiều canxi, đậu nành còn cung cấp nhiều omega 3, protein, chất xơ giúp chống viêm, khôi phục sức khỏe cho cột sống. Đây chính là lý do vì sao người bị thoái hóa cột sống nên thường xuyên ăn các thực phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, đậu hũ hay sữa đậu nành.

10. Thoái hóa cột sống nên ăn dầu ô liu

Phân tích thành phần của dầu ô liu, các nhà nghiên cứu tìm thấy một hợp chất có tên gọi là oleocanthal. Chất này hoạt động tương tự như một loại thuốc chống viêm non-steroid. Nó giúp chống viêm, làm giảm tần suất cũng như mức độ đau cho người bị thoái hóa cột sống.

Món ăn bài thuốc tốt cho người bị thoái hóa cột sống lưng

Bên cạnh các thực phẩm có lợi ở trên, người bị thoái hóa cột sống nên thường xuyên sử dụng một số món ăn bài thuốc dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh và làm giảm các triệu chứng khó chịu một cách an toàn.

1. Món thịt dê hầm đỗ trọng

Nguyên liệu: 1/2 kg thịt dê, 30g đỗ trọng ( mộc miên), gừng tươi 1 nhánh, củ cải trắng 1 củ vừa.

Cách chế biến: Thịt dê rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Củ cải trắng gọt vỏ, cắt nhỏ. Đem thịt dê luộc chung với củ cải trắng để giảm mùi hôi. Sau khoảng 10 phút, tiếp tục cho gừng xắt sợi và đỗ trọng vào hầm lửa nhỏ cho thịt dê chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái.

2. Món gà ác tiềm thuốc bắc

Nguyên liệu: Gà ác 1 con khoảng 1/2 kg, tam thất 5g, địa cốt tử 10g, lệ chi nô ( long nhãn) 10g, 5 quả táo tàu.

Cách chế biến: Sơ chế gà cho sạch lông, móc bỏ nội tạng và nhét các vị thuốc bắc vào bên trong. Tiếp theo đem hầm cho gà chín nhừ và các chất trong thuốc bắc tiết hết ra nước. Chia làm 2 lần dùng trong ngày, ăn cả thịt và uống nước hầm. Món ăn này có tác dụng an thần, giảm đau, làm mạnh gân cốt, chống đau lưng, hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống, bệnh phong tê thấp.

Gà ác tiềm thuốc bắc là món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống

3. Món ngải cứu chiên trứng

Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu, 2 quả trứng gà ta

Cách chế biến: Ngải cứu rửa sạch, thái nhuyễn, giã nát. Trứng gà đập ra tô rồi cho ngải cứu vào, thêm chút hành củ và gia vị trộn đều lên. Cuối cùng đem áp chảo cho ngải cứu chiên trứng chín vàng hai mặt là được.

Bị thoái hóa cột sống lưng nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm nhất định có thể đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của cột sống và khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng. Chúng bao gồm:

1. Đường

Ăn quá nhiều đường và các thức ăn chứa đường có thể kích thích giải phóng nhiều Cytokine trong cơ thể. Chất này có thể kích hoạt phản ứng viêm bùng phát tại nơi bị thoái hóa.

Chính vì vậy, bệnh nhân mắc chứng thoái hóa cột sống không nên nêm quá nhiều đường vào trong món ăn, hạn chế uống nước ngọt hoặc ăn bánh kẹo ngọt. Nếu cần thiết phải sử dụng, nên thay thế đường tổng hợp bằng các chất tạo ngọt tự nhiên, chẳng hạn như mật ong, siro có nguồn gốc từ thực vật.

2. Các món chiên, xào

Khi được dung nạp vào cơ thể, các thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, cản trở lưu thông máu đến cung cấp dưỡng chất cho khu vực cột sống bị thoái hóa. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ chiên xào còn có thể khiến người bệnh bị tăng cân, làm gia tăng gánh nặng cho cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn.

3. Thoái hóa cột sống không nên ăn bột mì trắng

Bột mì trắng hay các sản phẩm được tạo ra từ loại bột này như bánh mì, bánh quy đều không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Chúng có thể kích thích phản ứng viêm bùng phát ở khu vực có đốt sống bị thoái hóa.

Ăn nhiều bánh mì trắng không tốt cho người bị thoái hóa cột sống

4. Các loại thịt có màu đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu nên nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống. Người bệnh có thể xem xét thay thế bằng một nguồn thực phẩm khác thân thiện hơn, chẳng hạn như đậu nành, hạt óc chó và các loại hạt khác.

5. Đồ hộp

Đồ hộp thường được bổ sung thêm chất bảo quản độc hại để kéo dài thời hạn sử dụng. Do đó, nếu thường xuyên ăn thực phẩm này, chất độc có thể tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng thoái hóa cột sống, tăng cảm giác đau lưng, nhức mỏi.

6. Rượu, thuốc lá

Ngay cả khi không bị thoái hóa cột sống, bạn cũng nên tránh lạm dụng bia rượu hoặc hút thuốc lá. Chúng là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, bệnh viêm khớp, thoái hóa xương khớp và nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Bài viết trên đây vừa cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu vấn đề thoái hóa đốt sống lưng nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh. Hãy xem xét bổ sung các thực phẩm có lợi vào thực đơn nếu bạn nhanh chóng chấm dứt được những phiền toái mà căn bệnh này mang lại cho sức khỏe.

>> Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về bệnh thoái hóa đốt sống lưng, bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ  Phòng Khám An Thái 58 Sơn Tây- Ba Đình- Hà Nội trên website hoặc gọi tới hotline 0243.734.0908 - 0395.224.861 để biết thêm chi tiết.

                                                                                                                             

SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TÔI!

Phòng Khám Chất Lượng Cao ( Gần Sở Y Tế )

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !