Chế độ ăn uống sinh hoạt chữa thoái hoá khớp gối

Cập nhật: 31/3/2021 | 9:10:57 PM

Thói quen sống lành mạnh với các chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp có thể đặc biệt hữu ích cho những người bị thoái hóa khớp gối

 

1. Chế độ ăn giúp tăng cường sụn khớp cho người bệnh thoái hóa khớp gối.

Bạn không cần phải thay đổi quá lớn về chế độ ăn uống của mình. Hãy làm theo các bước đơn giản dưới đây để giữ cho khớp gối luôn được khỏe mạnh:

- Cắt giảm lượng calo:

Đầu gối của bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi cân nặng của bạn giảm xuống, nhất là ở những người béo phì và calo có mối liên hệ đặc biệt trong vấn đề này, nó làm cho cân nặng bị tăng lên nếu được bổ sung quá nhiều.

Một cách tốt để làm giảm lượng calo là: Tránh các thức ăn có đường và đồ uống có gas và ăn hầu hết các loại thực phẩm từ thực vật.

- Ăn nhiều trái cây và rau:

Nhiều chất chống oxy hóa, những chất có thể giúp tế bào khỏi hư hại được tìm thấy trong các loại trái cây và rau. Các chất này cũng có thể giúp kháng viêm và giảm đau do thoái hóa khớp gối.

 

Vì ít calo nên ăn nhiều rau quả cùng không sợ béo phì

 

 

Nên ăn nhiều trái cây và rau

Một số loại thực phẩm điển hình như táo, rau bina, dâu tây, hành tây, dưa đỏ, quả mớ, khoai lang, cà chua, măng tây…

- Bổ xung axit béo Omega-3:

Omega-3 giúp làm giảm đau khớp và cứng khớp buổi sáng ở những người thoái hóa khớp gối. Chúng hoạt động bằng cách ức chế sản xuất cytokine và các enzyme phá vỡ sụn để làm giảm viêm trong cơ thể.

Một cách dễ dàng để bổ sung lượng axit béo Omega-3 tốt nhất là ăn nhiều cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, trứng, quả óc chó, hạt lanh…

- Sử dụng dầu ô liu thay cho các chất béo khác:

Hợp chất oleocanthal trong dầu ô liu có tác dụng ngăn ngừa viêm. Nó hoạt động tương tự như thuốc chống viêm không steroid. Khoảng 1/2 muỗng canh dầu ô liu có tác dụng như 200 mg ibuprofen. Nhưng dầu này cũng cung cấp cho bạn khoảng 400 calo.

Do vậy, để thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống của bạn mà không cần thêm calo, hãy sử dụng nó thay thế cho các chất béo khác, chẳng hạn như bơ.

- Bổ sung đủ Vitamin C:

Một yếu tố quan trọng làm tăng cường sức khỏe chung cho cơ thể là sự có mặt của vitamin C. Vitamin C giúp xây dụng collagen và mô liên kết có lợi cho người thoái hóa khớp gối.

Rất nhiều các thực phẩm ngon cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng này như các loại trái cây họ cam quýt, ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, cải bắp và cải xoăn.

Liều lượng thích hợp là 75 mg mỗi ngày cho phụ nữ và 90 mg mỗi ngày cho nam giới.

- Cung cấp vitamin D:

Vitamin D được nghiên cứu là có thể giúp ngăn ngừa sự phân hủy sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian chung.

Ngoài lượng vitamin D tự nhiên hấp thụ trong ánh sáng mặt trời, bạn cũng có thể cung cấp cho cơ thể loại chất này bằng các thực phẩm như hải sản, sữa, trứng, nước cam, ngũ cốc ăn sáng,  đậu hũ, sữa chua…

2. Chế độ sinh hoạt chữa thoái hóa khớp gối

Chế độ sinh hoạt đóng góp quan trọng không nhỏ trong kế hoạch điều trị thoái hóa khớp gối. Hãy chú ý đến những điều sau để quá trình chữa trị của bạn được hồi phục nhanh chóng hơn:

- Nghỉ ngơi thư giãn điều độ:

                                                          (Nghỉ ngơi, thư giản điều độ)

Khi bạn không ngủ đủ giấc hoặc vẫn duy trì các hoạt động hoặc tư thế xấu ảnh hưởng đến khớp gối đã bị thoái hóa. Điều này sẽ khiến cho các khớp xương và cơ bắp của bạn khó có thể được chữa lành trong khi kích tố tăng trưởng, trọng lượng cơ thể và viêm tất cả đều có xu hướng tăng lên.

Người bệnh cần ngủ đủ giấc mỗi đêm (từ bảy đến chín giờ) và cân bằng giữa nghỉ ngơi, làm việc trong ngày để giảm bớt căng thẳng lên khớp gối, cân bằng hormone cơ thể và sửa chữa các mô bị tổn thương.

Ngoài ra, hãy học cách nhận biết các tín hiệu trên cơ thể để biết khi nào nên dừng hoặc làm chậm hơn, hoặc là nên nghỉ ngơi để tránh thoái hóa khớp gối diễn biến trầm trọng hơn.

- Luyện tập 

Việc tập luyện là rất tốt và có thể mang lại hiệu quả cao khi điều trị nhưng ngược lại nếu tập sai cách thì có thể gây phản tác dụng, khiến bệnh càng nặng thêm. 

+ Đi bộ đúng cách

Trước hết, người bệnh nên rút ngắn khoảng cách đi bộ lại, vì nếu càng đi lại càng thêm đau. Trước mỗi bài tập đi bộ, chúng ta nên có 1 bước khởi động để làm nóng khớp gối. Chúng ta có thể khởi động. bằng việc thực hiện những động tác khởi động như căng cơ cẳng chân, duỗi gập gối ít nhất 10 phút, xoa bóp gối nhẹ nhàng. Sau khi kết thúc đi bộ, để tránh căng thẳng cho đầu gối, bạn nên vận động đầu gối thật nhẹ nhàng rồi mới ngồi nghỉ.

Để tránh tình trạng thêm nặng hơn, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân không được đi quãng đường quá dài với thời gian đi lại không quá 30 phút. Điều này không chỉ gây đau đớn cho bạn mà còn khiến cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống 2 khớp gối, gây ra áp lực, chèn ép lên khớp gối và làm cho khớp gối của bạn gánh chịu toàn bộ sức nặng từ cơ thể, các khớp khác cũng phải hoạt động nên có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Tập yoga 

8 lời khuyên giúp bạn hoàn toàn thư giãn trong lớp học yoga

                                                            ( Tập Yoga)

Yoga là bộ môn tập luyện nhẹ nhàng nhưng tác dụng đem lại cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh nhân thoái hóa khớp gối rất hiệu quả. Dưới đây là 3 bài tập yoga hiệu quả mà người bệnh có thể tập ngay ở nhà với thời gian rất ngắn

  • Thứ nhất là bài tập làm khỏe cơ mặt trước đùi, bạn hãy chuẩn bị một chiếc ghế, sau đó ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt sát mặt sàn, gối gấp 90°. Từ từ duỗi thẳng chân phải, nâng lên theo hướng nằm ngang song song với mặt sàn. Mỗi lần vậy giữ trong 30 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống đặt sát mặt sàn. Tiếp tục lặp lại trên chân đối diện và thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày.

  • Thứ hai là bài tập kéo dãn cơ bắp chân, giúp làm tăng sự linh hoạt của các nhóm cơ chân và khớp gối. Các bước thực hiện động tác này như sau:

  • Đặt bàn chân phải của bạn cách chân trái vài bước chân. Gập gối phải của bạn, đảm bảo đầu gối của bạn không bị đẩy quá về phía so với các ngón chân của bạn.

  • Giữ chân trái thẳng, ấn gót chân trái xuống đất để kéo dãn cơ bắp chân phía sau.

  • Giữ trong 30 giây. Lặp lại trên chân đối diện.

  • Thực hiện bài tập này ít nhất 3 lần / ngày

  • Thứ ba, bài tập bước lên bục hoặc 1 bậc cầu thang, động tác này bạn nên thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày với các bước:

  • Đứng trước bục ( cao từ 10 – 20 cm), hai chân rộng bằng vai.

  • Bước lên bục bằng chân phải, sau đó với chân trái.

  • Bước xuống ngược lại: Chân trái của bạn chạm đất trước, sau đó là chân phải.

  • Bước theo tốc độ của riêng bạn trong khoảng 30 giây mỗi lần. Có thể sử dụng thanh vịn để giữ thăng bằng   

 

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Tác giả: Trường Xuân Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !