ỨNG DỤNG SÓNG RADIO CAO TẦN TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ
Cập nhật: 19/3/2025 | 10:30:58 AM
ỨNG DỤNG SÓNG RADIO CAO TẦN TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ
ỨNG DỤNG SÓNG RADIO CAO TẦN TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ
Điều trị bằng sóng radio cao tần được ứng dụng từ những năm 1995. Phương pháp này được Singh V và Derby R thực hiện đầu tiên vào năm 2001 và được hiệp hội thuốc và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) công nhận
Năm 2002, Cesaroni, khi nghiên cứu khoảng 800 bệnh nhân điều trị bằng sóng cao tần, theo dõi 4-5 năm không thấy đau lại là 85-91%, hầu như rất ít biến chứng.
1. Sóng radio cao tần là sóng gì?
Sóng radio cao tần (High Frequency - HF) là loại sóng vô tuyến thuộc dải tần số từ 200 MHz đến 1200MHz. Chúng được sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm truyền thông vô tuyến, y học, và thậm chí trong các hệ thống thông tin quân sự và dân sự.
2. Cơ chế hoạt động:
-
Đốt dây thần kinh: Sóng radio cao tần tạo ra nhiệt, làm nóng và phá hủy các dây thần kinh truyền tín hiệu đau từ khớp đến não. Điều này giúp giảm đau hiệu quả, đặc biệt là đau mạn tính.
-
Tái tạo sụn khớp: Nhiệt từ sóng radio cao tần kích thích sản sinh collagen và các tế bào sụn mới, giúp tái tạo sụn khớp bị tổn thương.
-
Giảm viêm: Sóng radio cao tần ức chế các phản ứng viêm, giảm sưng đau và cải thiện chức năng khớp.
3. Ứng dụng trong điều trị xương khớp:
Sóng radio cao tần được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý xương khớp, bao gồm:
-
Thoái hóa khớp: Giảm đau và cải thiện chức năng vận động ở các khớp bị thoái hóa như khớp gối, khớp háng, khớp vai.
-
Thoát vị đĩa đệm: Co nhỏ nhân nhầy đĩa đệm, giảm chèn ép rễ thần kinh, từ đó giảm đau và cải thiện chức năng vận động.
-
Viêm khớp dạng thấp: Giảm đau và viêm ở các khớp bị ảnh hưởng.
-
Đau thần kinh: Điều trị đau dây thần kinh do chèn ép hoặc tổn thương.
4. Chỉ định điều trị trong thoát vị đĩa đệm:
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
-
Bệnh nhân đau cổ, tê lan vai, tay
-
Trên MRI: thoát vị đĩa đệm thể lồi bên, chưa rách bao xơ, tương ứng với lâm sàng. Thoái hóa đĩa đệm độ II, III
-
Điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần không cải thiện.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
-
Bệnh nhân có hoặc không đau lưng, đau tê chân
-
Trên MRI: thoát vị đĩa đệm thể lồi bên, chưa rách bao xơ, tương ứng với lâm sàng. Thoái hóa đĩa đệm độ II, III
-
Điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần không cải thiện.
– Tiêu chuẩn vàng: Bệnh nhân đau cổ – lưng, tê lan tay – chân tương ứng trên MRI. Thoát vị thể lồi bên, chưa rách bao xơ, thoái hóa đĩa đệm độ II, III.
5. Chống chỉ định:
Chống chỉ định sử dụng sóng cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm
-
Thoát vị đĩa đệm đã vỡ, rách bao xơ. Thoái hoá giai đoạn IV, V.
-
Thoát vị vượt quá 1/3 đường kính trước sau của ống sống.
-
Bệnh nhân bị chấn thương cột sống kèm theo, cột sống mất vững.
-
Bệnh lý phối hợp: dị dạng cột sống, viêm tủy, u tủy, ung thư cột sống, thoát vị kèm chồi xương chèn ép, cốt hoá dây chằng dọc sau, hẹp ống sống cổ có hội chứng tủy cổ.
6. kỹ thuật:
Kỹ thuật được tiến hành như sau: dùng một kim nhỏ kích thước đường kính chỉ 0,8mm.Với sự dẫn đường của máy X quang C-arm, mũi kim được đưa qua da di chuyển đến trung tâm nhân nhầy của đĩa đệm. Dưới tác động của sóng ở nhiệt độ 40–70 độ C sẽ làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm và thu hút nhân nhầy trở về vị trí cũ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả cao, an toàn bởi nó được thực hiện dưới sự giám sát của máy móc hiện đại và có những
7. ưu điểm:
Những ưu điểm nổi bật của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần đó là:
-
Bảo tồn được nguyên vẹn đĩa đệm.
-
Không gây ảnh hưởng đến độ bền vững của cột sống,
-
Không gây biến chứng.
-
Không gây mê toàn thân.
-
Không mất máu.
-
Thời gian phẫu thuật ngắn.
8. Nhược điểm:
-
Không phải tất cả bệnh nhân đều phù hợp: Phương pháp này không phù hợp với bệnh nhân có nhiễm trùng, rối loạn đông máu, hoặc đang mang thai.
-
Có thể có một số tác dụng phụ: Tuy hiếm gặp, nhưng có thể gặp một số tác dụng phụ như đau, sưng, bầm tím tại vị trí điều trị, hoặc nhiễm trùng.
9. Lưu ý sau điều trị:
-
Nghỉ ngơi: Tránh vận động mạnh trong vài ngày đầu sau điều trị.
-
Chườm lạnh: Chườm lạnh vùng điều trị để giảm đau và sưng.
-
Uống thuốc theo chỉ định: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc khác.
-
Tái khám theo lịch hẹn: Tái khám để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết
Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều phòng khám giả mạo và xuyên tạc không đúng sự thật về chuyên khoa xương khớp An Thái. Vì sức khỏe của chính mình, bạn hãy thận trọng !!!
>> Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ An Thái trên website hoặc gọi tới hotline 096.227.2013 – 0395.224.861 để biết thêm chi tiết.
>> Bên cạnh đó, để sắp xếp thời gian hợp lý và thuận tiện cho quá trình khám hỗ trợ điều trị, bệnh nhân nên đặt lịch khám online trước khi đến khám để được hỗ trợ điều trị tại Phòng khám An Thái.
Lợi ích khi đăng ký khám trực tuyến:
⇒ Ðược ưu tiên khám trước
⇒ Đến là được khám ngay
⇒ Được lựa chọn bác sĩ
⇒ Được hưởng ưu đãi
CHUYÊN KHOA AN THÁI- SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA CHÚNG TÔI
- Địa chỉ liên hệSố 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
- (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 02437340908
- GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
- Điện thoại tư vấn0962272013