BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Cập nhật: 21/2/2025 | 8:20:30 AM
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Thoát vị đĩa đệm là gì ? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy (phần bên trong mềm) của đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên các rễ thần kinh sống hoặc ống sống. Tình trạng này thường xảy ra do sự thoái hóa của đĩa đệm theo tuổi tác hoặc do chấn thương.
Các Giai Đoạn Của Thoát Vị Đĩa Đệm:
Phình đĩa đệm
Đĩa đệm có hiện tượng bị biến dạng, bè rộng ra xung quanh theo chiều ngang, nguyên nhân là do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau.
Lồi đĩa đệm
Vòng xơ bị phá vỡ, nhân nhầy chui ra ngoài, tạo thành ổ lồi khu trú, người bệnh có cảm giác đau lưng cục bộ, đôi khi có cảm giác tê tay chân.
Thoát vị đĩa đệm thực sự
Tại giai đoạn này, vòng xơ bị phá vỡ hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành nên khối thoát vị.
Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, tách hẳn ra khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy vị biến dạng , vòng xơ bị rách nhiều phía, dẫn đến xẹp đốt sống, hẹp ống sống, hư khớp đốt sống. Đồng thời, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy, rễ thần kinh kiến người bệnh đau dai dẳng, teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động, có khi tàn phế.
Nguyên Nhân Của Thoát Vị Đĩa Đệm:
Độ tuổi: khi cơ thể con người già đi theo tuổi tác, đĩa đệm dần bị mất nước không giữ được độ dẻo dai, linh hoạt vốn có của mình. Điều này dẫn đến vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa hoặc bên trong nhân nhầy sẽ phình ra.
Do chấn thương cột sống: nhân nhầy bên trong của đĩa đệm tràn ra ngoài thông qua những vết rách, nứt khiến cho đĩa đệm bị lệch, lồi, thậm chí đĩa đệm bị chia ra thành từng mảnh. Trong trường hợp nặng hơn, áp lực của đĩa đệm chèn vào tủy sống có thể dẫn đến tê liệt khu vực thắt lưng.
Do cân nặng: khi thừa cân sẽ khiến cho đĩa đệm ngày càng suy yếu,làm tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong có thể sẽ bị vỡ ra khiến cho đĩa đệm bị thoát ra ngoài hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm sẽ chèn ép vào các rễ thần kinh ở ngay phía sau đĩa đệm gây đau, tê và yếu ở một cánh tay hoặc chân.
Những Đối Tượng Dễ Bị Thoát Vị Đĩa Đệm
Theo thống kê, có khoảng trên 90% những người trong độ tuổi lao động, dao động từ 20-49 tuổi dễ bị mắc hơn người bình thường, nam giới thường mắc với tỷ lệ cao hơn.
Một số đối tượng có nguy cơ cao dễ bị thoát vị đĩa đệm:
Người lao động nặng nhọc: Một số nghề nghiệp như công nhân bốc vác, thợ xây dựng, thợ cơ khí thường xuyên phải mang vác, kiêng bê vật nặng nên cột sống phải chịu tải trọng lớn.
Lái xe: Đặc biệt là người lái xe tải đường dài và lái máy xây dựng, máy thu, máy xúc…hay bị thoát vị đĩa đệm.
Nhân viên văn phòng: Tỉ lệ thoát vị đĩa đệm của giới văn phòng ngày càng gia tăng nguyên nhân là do ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế khiến đĩa đệm không được nuôi dưỡng, sớm dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Những người chơi thể thao: Đối với những người chơi thể thao, đặc biệt là cử tạ do đĩa đệm chịu sức ép quá lớn nhanh chóng bị thoái hóa và dẫn đến thoát vị.
Triệu chứng điển hình:
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ thoát vị, nhưng các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau: Đau có thể xuất hiện ở lưng, cổ, hoặc lan xuống cánh tay hoặc chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, và thường tăng lên khi vận động, ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu.
- Tê bì và ngứa ran: Cảm giác tê bì hoặc ngứa ran có thể xuất hiện ở các chi bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh bị chèn ép.
- Yếu cơ: Các cơ được điều khiển bởi dây thần kinh bị chèn ép có thể trở nên yếu, gây khó khăn trong vận động.
- Hạn chế vận động: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi cúi, xoay người hoặc thực hiện các động tác khác.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Trong trường hợp nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang và ruột, dẫn đến tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ.
(hình ảnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh)
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay:
Có hai nhóm phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chính: điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn (Không phẫu thuật):
Mục tiêu của điều trị bảo tồn là giảm đau và các triệu chứng khác, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng mà không cần phẫu thuật. Các phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng trong giai đoạn đầu và cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng. Chúng bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gắng sức và tạo áp lực lên cột sống trong thời gian ngắn (thường là 1-2 ngày). Tuy nhiên, nằm nghỉ quá lâu có thể dẫn đến cứng khớp và yếu cơ, do đó cần vận động nhẹ nhàng trở lại khi cơn đau giảm bớt.
- Thuốc giảm đau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen có thể giúp giảm đau nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giảm đau kê đơn: Trong trường hợp đau dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như opioid, nhưng thường chỉ sử dụng trong thời gian ngắn do nguy cơ tác dụng phụ.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac giúp giảm đau và viêm.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Diazepam có thể được sử dụng để giảm co thắt cơ.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập và kỹ thuật vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng, bao gồm:
- Các bài tập tăng cường cơ lưng và cơ bụng (cơ lõi) để hỗ trợ cột sống.
- Các bài tập kéo giãn để tăng tính linh hoạt.
- Các kỹ thuật giảm đau như chườm nóng/lạnh, siêu âm, điện trị liệu.
- Hướng dẫn về tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tiêm ngoài màng cứng: Tiêm thuốc corticosteroid vào không gian ngoài màng cứng xung quanh các dây thần kinh bị chèn ép để giảm viêm và đau. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả giảm đau trong một khoảng thời gian.
- Châm cứu và bấm huyệt: Một số người bệnh cảm thấy giảm đau và cải thiện vận động nhờ các phương pháp y học cổ truyền này.
- Nẹp cột sống: Đeo nẹp có thể giúp cố định và hỗ trợ cột sống trong giai đoạn đau cấp tính.
- Các liệu pháp khác: Massage, liệu pháp nhiệt độ (nóng hoặc lạnh), liệu pháp xung điện cũng có thể được áp dụng để giảm triệu chứng.
- Đặc biệt có phương pháp điều trị bảo tồn nhưng lại có thể điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh tại vị trí đĩa đệm bị tổn thương đó là sử dụng sóng Radio cao tần để điều trị. Cần phân biệt rõ ràng phương pháp sử dụng sóng Radio cao tần và sóng cao tần là hoàn toàn khác nhau. Hiện nay 1 số nơi áp dụng sóng Cao Tần không rõ nguồn gốc là hàng nhái của sóng Radio cao tần nên rất nhiều người tiền mất tật mang, bệnh không thuyên giảm vì không hiểu rõ ràng 2 loại sóng này.
Điều trị phẫu thuật:
Phẫu thuật thường được cân nhắc khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả sau một thời gian (thường là 6-8 tuần), hoặc khi có các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng như:
- Đau dữ dội không thể kiểm soát.
- Yếu cơ tiến triển ở chân hoặc bàn chân.
- Tê bì lan rộng và nghiêm trọng.
- Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang (hội chứng đuôi ngựa).
Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến bao gồm:
- Cắt bỏ vi phẫu (Microdiscectomy): Đây là phương pháp phổ biến nhất, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở lưng và sử dụng kính hiển vi phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này ít xâm lấn và thời gian phục hồi thường nhanh.
- Cắt cung sau cột sống (Laminectomy): Bác sĩ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cung sau của đốt sống (lamina) để tạo thêm không gian cho các dây thần kinh. Đôi khi phương pháp này được kết hợp với cắt bỏ vi phẫu.
- Phẫu thuật nội soi cột sống: Sử dụng các dụng cụ nhỏ và camera để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị qua một vết rạch nhỏ. Phương pháp này còn ít xâm lấn hơn mổ hở.
- Thay đĩa đệm nhân tạo: Trong một số trường hợp, đĩa đệm bị tổn thương sẽ được thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo để duy trì chuyển động của cột sống.
- Hợp nhất cột sống (Spinal Fusion): Hai hoặc nhiều đốt sống được nối lại với nhau bằng ghép xương và các dụng cụ hỗ trợ (vít, thanh kim loại) để ổn định cột sống. Phương pháp này thường được chỉ định khi có sự mất ổn định cột sống hoặc cần loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm.
Hướng dẫn tìm cơ sở điều trị mọi bệnh lý uy tín không bị "tiền mất tật mang" có trong link này:
- https://xuongkhophanoi.vn/huong-dan-tim-dia-diem-dieu-tri-xuong-khop-dang-tin-cay-bv229/
- Điều trị bằng phương pháp sử dụng sóng Radio cao tần:
ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA SÓNG RADIO CAO TẦN CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:
- Thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ 20 phút là xong
- Bảo tồn được cấu trúc đĩa đệm, điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh
- Không đau, không chảy máu, không phải gây mê toàn thân
- Không gây biến chứng, không phải nằm viện
- Hiệu quả cao ngay sau lần điều trị đầu tiên
Tìm hiểu thêm tại Đài truyền hình Việt Nam VTV2:
- https://vtv.vn/video/song-khoe-moi-ngay-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-654092.htm
- https://vtv.vn/video/song-khoe-moi-ngay-dieu-tri-benh-ly-cot-song-that-lung-707238.htm
- https://vtv.vn/video/song-khoe-moi-ngay-tieu-cham-dao-dieu-tri-thoai-hoa-khop-622124.htm
- https://vtv.vn/video/song-khoe-moi-ngay-hoi-chung-that-lung-hong-va-nhung-he-luy-712024.htm
Bệnh nhân N.T. L 50t điều trị bằng máy sóng Radio cao tần tại phòng khám An Thái
Video phát trên VTV2 do Đại Tá - TT ưu tú - BsCKII: Hà Mộng Hoàng
- Và các phương pháp khác rất tốt không cần phẫu thuật bạn có thể xem tại đây:
>> Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về bệnh cột sống, bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ An Thái trên:
- website: https://xuongkhophanoi.vn/
- Hotline 096.227.2013 – 0395.224.861
- Facebook: https://www.facebook.com/58sontay
-
Zalo OA: https://zalo.me/anthai58
-
Youtube: https://www.youtube.com/@anthai58
>> Bên cạnh đó, để sắp xếp thời gian hợp lý và thuận tiện cho quá trình khám hỗ trợ điều trị, bệnh nhân nên đặt lịch khám online trước khi đến khám để được hỗ trợ điều trị tại Phòng khám An Thái.
Trân trọng!
TIN CÙNG CHỦ ĐỀ
Hướng dẫn tìm cơ sở điều trị mọi bệnh lý uy tín không bị "tiền mất tật mang"
Phồng, lồi, phình đĩa đệm là gì và phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, nhanh khỏi
Mổ thoát vị đĩa đệm có an toàn không? Phương pháp nào tin tưởng nhất ?
Vật lý trị liệu cho người bị thoát vị đĩa đệm có khỏi không? phương pháp nào tốt cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
- Địa chỉ liên hệSố 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
- (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 02437340908
- GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
- Điện thoại tư vấn0962272013