Viêm khớp vai ở người trẻ và các nguy cơ tiềm ẩn

Cập nhật: 27/4/2021 | 9:34:20 AM

Viêm khớp vai là một hội chứng sưng đau ở vùng khớp vai. Tình trạng này xảy ra do tổn thương trực tiếp tại khớp và phần mềm xung quanh khớp vai như gân, cơ, dây chằng, viêm bao khớp, sụn khớp hay màng dịch họat do nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau cho người bệnh.

Nếu thời gian gần đây bạn cảm thấy vị trí khớp vai đau âm ỉ, khó cử động lên xuống hoặc các cử động tay liên quan tới khớp vai thì hãy cẩn thận vì có thể bạn đang bị viêm khớp vai. Liệu căn bệnh này có nguy hiểm không? Hãy cùng tham khảo những thông tin về vấn đề này qua bài viết của chúng tôi.

Viêm khớp vai là gì? Triệu chứng của viêm khớp vai như thế nào?

Viêm khớp vai là một hội chứng sưng đau ở vùng khớp vai. Tình trạng này xảy ra do tổn thương trực tiếp tại khớp và phần mềm xung quanh khớp vai như gân, cơ, dây chằng, viêm bao khớp, sụn khớp hay màng dịch họat do nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau cho người bệnh.

Tình trạng viêm khớp vai có biểu hiện khá mờ nhạt nhưng nếu chú tâm, bạn sẽ nhận thấy: Đau vùng xung quanh khớp vai, các khớp vận động một cách khó khăn. Lúc đầu có thể là những cơn đau nhẹ nhưng sẽ tăng dần mức độ nếu chúng ta không điều trị kịp thời. Người bệnh có thể cảm thấy các thao tác chuyển động tay kém linh hoạt. 

Viêm khớp vai thường gặp ở những người ở tuổi trung niên nhưng đang dần có dấu hiệu trẻ hóa và có nhiều người trẻ cũng bị tình trạng này. Nguyên nhân gây viêm khớp vai có khá nhiều nhưng chủ  yếu là do vận động quá sức, đặc biệt là những vận động liên quan tới khớp vai; mang vác đồ quá nặng; vận động thể thao sai tư thế, có thể do yếu tố di truyền, tai nạn, chấn thương

Những người trẻ thường do nguyên nhân hoạt động quá sức, sai tư thế chiếm tỉ lệ cao, nguyên nhân tai nạn, chấn thương chiếm tỉ lệ thấp hơn.

                                      Viêm khớp vai ở người trẻ

Bệnh viêm khớp vai có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp vai tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra những đau đớn và để lâu có thể gây những nguy cơ khó lường:

  • Viêm cấp tính: Tình trạng viêm khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau đột ngột, dữ dội. Nhiều khi tình trạng đau đớn có thể lan dần lên đầu, gáy, cổ rồi xuống bàn tay, cánh tay hoặc phía đằng sau lưng khiến người bệnh khổ sở, vật vã, mệt mỏi.

  • Hãm khớp, liệt cứng: người bệnh sẽ phải chịu đựng đau đớn, cơn cứng khớp, vận động trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

  • Đau khớp: Tình trạng này sẽ làm cho việc vận động của người bệnh bị ảnh hưởng, thậm chí là khó cử động cánh tay mỗi khi duỗi thẳng hay giơ lên cao.

  • Liệt vai: Phần vai gần như khó cử động, vai hẹp có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc nhiều trường hợp khớp vai bị liệt hoàn toàn.

Khi bị viêm khớp vai thời gian dài mà không được chữa trị đúng phương pháp thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng không thể vận động, không thể tự mình làm các công việc tưởng chừng như dễ dàng nhất như chải đầu hay cầm nắm đưa một vật gì đó... Thậm chí bệnh nhân có thể bị bại liệt vĩnh viễn.

Vậy điều trị viêm khớp vai như thế nào?

Khi bị viêm khớp vai, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Nghỉ ngơi:  Điều này không có nghĩa không làm gì, chỉ nằm mà là vận động nhẹ nhàng, đúng cách. Các vận động liên quan tới khớp vai cần hạn chế, thực hiện nhẹ nhàng, từ từ để giảm tình trạng đau.  

  • Dùng thuốc: Thuốc Tây y với khả năng giảm đau nhanh chóng giúp hỗ trợ, cắt cơn đau.

  • Chờm nóng, chờm lạnh: Cách này làm giảm tình trạng đau đớn khá hiệu quả nhưng chỉ được chốc lát.

  • Vật lý trị liệu: Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh giãn cơ, lưu thông khí huyết hiệu quả.

  • Tuy nhiên, các biện pháp điều trị trên chỉ có thể giảm cơn đau, điều trị được triệu chứng của bệnh mà không thể trị được tận gốc, căn nguyên của bệnh khiến tình trạng đau đớn vẫn tái diễn. Vậy phải làm sao?

                 Viêm khớp vai ảnh hưởng nhiều tới công việc của người bệnh

 

Hiện nay, Chuyên khoa xương khớp An Thái đang ứng dụng rất thành công phương pháp Tiểu Châm Đao trong điều trị viêm khớp vai nói chung và viêm khớp vai ở người trẻ nói riêng. Tiểu Châm Đao là liệu pháp mổ khép kín. Kim dùng để tiến hành Tiểu Châm Đao là loại dao châm nhỏ, về hình thức thì cũng giống với các loại kim châm cứu khác. Nó gồm có 3 phần đầu kim, thân kim và cán kim mà phần đặc biệt đó là đầu kim. Đầu của kim Tiểu Châm Đao không nhọn như những loại kim châm cứu thông thường mà trông như lưỡi dao rất nhỏ kích thước chưa đầy 1mm để tiến hành cắt cạo, bóc tách những gân cơ dây chằng đang bị xơ hóa, kết dính. Từ đó giúp giải phóng hoàn toàn các mạch máu, dây thần kinh đang bị chèm ép. Lưu lượng máu tuần hoàn và nuôi dưỡng các khớp xương được tốt hơn, phục hồi các dây thần kinh và tế bào đang bị tổn thương, chức năng vận động của các gân cơ trở về vị trí cân bằng.

Với đội ngũ bác sỹ nhiều kinh nghiệm chuyên sâu về xương khớp cùng quy trình khám xét chuyên nghiệp, chi phí hợp lý nên Chuyên khoa xương khớp An Thái là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo.

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !