VIÊM KHỚP KHUỶU TAY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cập nhật: 10/7/2021 | 10:06:29 AM

Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý xương khớp xảy ra với phần mỏm trên cầu lồi ngoài, gây viêm và rách vùng gân cơ tại đây. Khi đó, người bệnh có các biểu hiện đặc trưng như đau nhức, sưng tấy, tê bì ổ khớp bị viêm nhiễm,…

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp khuỷu tay

1. Nguyên nhân do bệnh lý

Viêm khớp khuỷu tay có thể khởi phát riêng biệt hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Đau nhức tại khớp khuỷu tay có thể do các bệnh lý sau:

Viêm bao hoạt dịch khớp: Những điều cần biết

  • Viêm bao hoạt dịch: Gây tác động đến sự ổn định trong hoạt động của bao hoạt dịch – nơi chứa chất lỏng bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát khi cử động. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là tê bì, cứng khớp và sờ vào thấy tấy đỏ, ấm nóng.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch trong cơ thể nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh là dị nguyên và tấn công chúng. Biểu hiện của bệnh thể hiện rõ ngoài da, mắt, tim và phổi kèm theo các triệu chứng toàn thân như nóng sốt, mệt mỏi.
  • Thoái hóa khớp: Liên quan đến sự lão hóa của cơ thể khi tuổi tác tăng lên. Các mô sụn khớp bị bào mòn, tăng sự ma sát khi vận động, có thể nghe rõ âm thanh lục cục khi di chuyển. 
  • Loạn sản xương: Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng hoại tử phần xương bên dưới mô sụn (do máu kém lưu thông trong cơ thể). Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rạn xương, nứt và gãy xương. 

Ngoài các bệnh lý trên, viêm khớp khuỷu tay còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác. Do đó, để được nhận định chính xác về nguyên nhân, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án chữa trị phù hợp. 

2. Nguyên nhân do tác động bên ngoài

Trong một số trường hợp khác, bệnh viêm khớp khuỷu tay có thể xảy ra do tác động khách quan từ bên ngoài, cụ thể như:

  • Chấn thương: Bị tai nạn dẫn đến chấn thương cũng là nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần xử lý triệt để nếu gặp chấn thương liên quan đến xương khớp. Không chủ quan trong điều trị vì có thể gặp một số biến chứng như xương tay phát triển không đồng đều, viêm khớp, nhiễm trùng khớp,…

Làm việc nặng ảnh hưởng đến tình trạng xương khớp

  • Tính chất công việc: Bệnh xương khớp thường xuất hiện ở những người có tính chất công việc nặng nhọc, thường phải bê vác. Tình trạng viêm nhiễm tại khớp tay thường xuất phát do phải lặp lại các hoạt động ở tay liên tục (thợ xây, thợ sửa chữa,…)
  • Chơi thể thao quá sức: Hoạt động thể thao quá sức, thực hiện sai kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm tại xương khớp. Một số bộ môn dễ dẫn đến tình trạng này nhất là chơi tennis, chơi golf (cần nhiều lực ở tay khi thực hiện động tác).

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp khuỷu tay

Tương tự như các bệnh lý viêm khớp thông thường, viêm khớp khuỷu tay cũng có những dấu hiệu tương tự. Do vị trí viêm nhiễm ở khuỷu tay nên cần chú ý một số dấu hiệu điển hình sau đây:

đau nhức khớp khuỷu tay

  • Đau nhức ổ khớp: Người bệnh có biểu hiện đau nhức tại khuỷu tay. Cơn đau tăng dần từ mức độ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Đặc biệt, đau dữ dội khi cử động tay liên tục, đau khi ấn vào vị trí viêm nhiễm.
  • Cứng khớp: Bệnh gây hiện tượng cứng khớp, cảm giác tê bì, nhức mỏi có thể cảm nhận rõ. Khu vực khớp bị viêm có thể sưng tấy, phù nề, cảm giác nóng dần lên khi ấn vào.
  • Giảm lực cánh tay: Các bệnh lý tại khớp thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của bộ phận đó. Người bệnh cảm thấy mất sức ở cánh tay, khó có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn.
  • Hạn chế vận động: Nếu để bệnh diễn tiến kéo dài, cánh tay gần như không thể vận động. Các hoạt động như cầm nắm, duỗi, co, gõ bàn phím, cầm cốc,… đều trở nên khó khăn.

Ngoài các triệu chứng trên, tùy tình trạng người bệnh mà có thể xuất hiện nhiều biểu hiện khác gây nhầm lẫn trong chữa trị. Do đó, cần chủ động đi thăm khám nếu thấy các cơn đau bất thường tại xương khớp để bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn đúng điều trị đúng cách.

​​​​​​​Viêm khớp khuỷu tay có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tùy nguyên nhân cụ thể gây viêm mà bác sĩ đưa ra nhận định về mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu bệnh xuất phát do các tác động từ môi trường ngoài (chấn thương, công việc,…) người bệnh không cần quá lo lắng. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu người mắc tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gốc rễ là do bệnh lý về xương khớp, việc điều trị sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Các biểu hiện của bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người mắc. 

Đau khớp khuỷu tay và những thông tin tổng quan về bệnh

  • Ở giai đoạn nhẹ: Người bệnh thường xuyên bị nhức mỏi, đau đớn, nhất là khi cử động tay. Đôi khi, cơn đau xuất hiện vào ban đêm khi đang ngủ khiến người bệnh mất ngủ, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe chung.
  • Ở giai đoạn nặng: Các hoạt động cánh tay của người bệnh bị hạn chế, cử động khó khăn và thiếu linh hoạt. Nghiêm trọng hơn, bệnh này có thể gây teo cơ và bại liệt cánh tay hoàn toàn nếu không điều trị sớm.

Vậy, khi nào người bệnh bị viêm khớp khuỷu tay nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Các chuyên gia xương khớp khuyến cáo, người bệnh cần đi khám ngay nếu thấy các biểu hiện sau:

  • Cơn đau nhức dữ dội xuất hiện kèm theo các vết bầm tím, sưng đỏ quanh khuỷu tay
  • Người bệnh sốt cao, cơn sốt kéo dài và các biện pháp hạ sốt không hiệu quả
  • Cánh tay gần như không thể hoạt động
  • Xuất hiện vùng xương nhô ra hoặc sờ thấy dị tật tại khuỷu tay

 

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Tác giả: Trường Xuân Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !