NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO MẮC BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Cập nhật: 6/5/2021 | 8:24:37 AM

Như trước đây bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ phổ biến ở những người lớn tuổi thì nay do thói quen không tốt những người trẻ tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này. Do vậy, những ai có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm???

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cột sống phổ biến. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của người bệnh
- Vai trò của đĩa đệm: Là những “miếng lót” để bảo vệ các xương của đốt sống. Nó nằm ở khe giữa 2 cột sống có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy. Nhờ có tính đàn hồi, đĩa đệm đóng vai trò như bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương.

Rách bao xơ đĩa đĩa đệm là gì, có lành được không? Cấu tạo và điều trị
(Giải Phẫu cấu trúc đĩa đệm theo mặt phẳng cắt ngang)

- Triệu chứng bệnh: Bệnh thường xuất hiện ở hai vị trí đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng. Đau cột sống và đau rễ thần kinh là biểu hiện nổi bật nhất. Bệnh thường đau thắt lưng, hông, cổ. Cơn đau, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông, chân hay lan từ vùng cổ sang gáy, lan ra vai, xuống cánh tay, khuỷu tay, bàn tay…
- Hậu quả bệnh thoát vị đĩa đệm: sẽ ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến việc sinh hoạt và vận động của bệnh nhân. Có trường hợp nguy cơ teo cơ,bị liệt, mất khả năng lao động và vận động là rất cao.

Thoát vị đĩa đệm là gì? Biểu hiện và cách điều trị bệnh TẬN GỐC
(Những hậu quả khi bị thoát vị đĩa đệm)

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Người cao tuổi: Do cấu trúc xương khớp đã bắt đầu suy yếu, thiếu chất dẫn đến quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Áp lực lên đĩa đệm cũng lớn, bao xơ đĩa đệm yếu dẫn đi lúc này thoát vị xảy ra chỉ là thời gian.
  • Người lao động phổ thông: Công việc phải khuân vác nặng lặp lại nhiều lần hoặc do sai tư thế lao động. Tác động tới đĩa đệm,làm nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép các dây thần kinh tủy sống, điều này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
  • Những người ngồi lâu: Với công việc đặc thù như đứng, ngồi quá lâu trong nhiều giờ, hạn chế vận động: sinh viên ngồi học nhiều sai tư thế và có lối sống thụ động, lễ tân, tài xế, thợ may, giáo viên, kỹ sư,...

Cảnh giác nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng | Báo Dân trí

  • Nhóm người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: gối đầu quá cao khi ngủ, đeo túi nặng lệch ở một bên trong thời gian dài. Vận động viên thể thao, diễn viên múa với đặc thù nghề nghiệp chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục… 
  • Người mắc bệnh bẩm sinh cột sống: gù vẹo, gai cột sống…. Ngoài ra, các chấn thương va đập do tai nạn hoặc trong lúc chơi thể thao nhưng không chữa trị triệt để có thể dẫn tới các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.

Vẹo cột sống điều trị thế nào?Tác hại khi vận động hoặc thể thao sai tư thế
(Hình ảnh vẹo cột sống)

  • Người thừa cân béo phì: Gây quá tải làm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do trọng lượng càng tăng càng khiến cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị thoái hóa và tổn thương.

Hi vọng với chia sẻ trên các bạn sẽ trang bị thêm kiến thức về bệnh. Ngoài ra  để phòng tránh, bạn nên tích cực rèn luyện thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh để có thể tránh được căn bệnh này ngay từ khi còn trẻ tuổi. Luôn luôn lắng nghe cơ thể bạn để có thể phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, góp phần chủ động hơn trong việc chữa trị. Để chủ động phòng ngừa, khi có dấu hiệu của bệnh việc cần làm là bạn nên đi  gặp bác sĩ  khám, xác định sớm và có hướng điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu của bệnh

 

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Tác giả: Trường Xuân Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !