Các phương pháp điều trị trật khớp vai

Cập nhật: 22/7/2021 | 11:01:54 AM

Khớp vai là khớp có khả năng di động nhất và thường xuyên phải di chuyển theo nhiều hướng khác nhau nhất trong cơ thể. Khớp vai gồm ổ chảo của xương bả vai chứa chỏm cầu của xương cánh tay. Trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai.

Các phương pháp điều trị trật khớp vai

Viêm quanh khớp vai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác Sỹ Nguyễn Phương - Chuyên Khoa Xương Khớp An Thái.

Khi bị trật khớp vai, phương pháp điều trị có thể là kéo nắn rồi băng bất động khoảng 2 - 4 tuần đối với trật khớp vai mới và dùng phẫu thuật điều trị đối với trật khớp vai cũ hoặc trật khớp vai tái đi tái lại.

1. Trật khớp vai là bệnh gì?

Khớp vai là khớp có khả năng di động nhất và thường xuyên phải di chuyển theo nhiều hướng khác nhau nhất trong cơ thể. Khớp vai gồm ổ chảo của xương bả vai chứa chỏm cầu của xương cánh tay.

Trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai.

Người bị trật khớp vai có thể bị một phần hoặc hoàn toàn. Có nhiều người bị trật khớp vai tái đi tái lại nhiều lần. Một số nguyên nhân khiến khớp vai bị trật ra ngoài bao gồm:

  • Do bị chấn thương khi đang chơi thể thao hoặc vận động.
  • Do bị tai nạn xe cộ, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trật khớp vai.
  • Do bị ngã cầu thang hoặc trượt ngã.
  • Mang vác vật nặng đột ngột, sai tư thế sẽ có nguy cơ trật khớp vai cao.

Tập luyện nặng

Tập luyện sai tư thế có thể gây ra tình trạng trật khớp vai

Mặc dù trật khớp vai không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể gây đau, khó chịu. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể kiểm soát tình trạng bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ trên.

Các triệu chứng của vai trật khớp có thể bao gồm:

  • Biến dạng phần vai có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường; sờ vai thấy hõm khớp rỗng do chỏm xương cánh tay đã bật ra ngoài;
  • Đau dữ dội ở khớp vai;
  • Sưng hoặc bầm tím vùng vai, cánh tay;
  • Không có khả năng di chuyển khớp vai.
  • Trật khớp vai cũng có thể gây tê, ngứa ran ở gần vùng chấn thương. Cơ bắp tại vai có thể sẽ bị co thắt gây đau hơn.

Biến chứng trật khớp vai thường xảy ra khi người bệnh không phát hiện ra tình trạng của bản thân và không có phương án điều trị kịp thời. Một số biến chứng trật khớp vai có thể xảy ra bao gồm:

  • Trật khớp vai khiến động mạch nách có thể bị tắc do thương tổn lớp áo giữa và lớp áo trong.
  • Các cơn đau khi bị trật khớp vai khiến những vận động ở vai bị kìm hãm, bởi khớp vai là một khớp có hoạt động lớn, đảm bảo các hoạt động linh hoạt, vận động của cơ thể như giữ thăng bằng, ném, nắm,...
  • Biến chứng tổn thương thần kinh: khi trật khớp vai có thể gây tổn thương thần kinh, nhất là liệt dây thần kinh mũ. Khi bị biến chứng này, người bệnh sẽ bị mất cảm giác vùng cơ delta, sau khi nắn khớp vẫn không dạng được cánh tay. Nặng hơn có thể làm liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay.
  • Thương tổn mạch máu
  • Gãy xương kèm theo

Đau khớp vai

Trật khớp vai gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh

  • Vỡ bờ ổ chảo
  • Thương tổn đai xoay vai

Người bị trật khớp vai nếu được điều trị đúng phác đồ và kịp thời thì sẽ nhanh chóng bình phục trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khả năng bị trật khớp vai nhiều lần, tái đi tái lại rất dễ xảy ra nếu bạn hoạt động sai tư thế hoặc bị tổn thương thực thể bên trong khớp vai.

2. Bị trật khớp vai phải làm sao?

Vậy khi bị trật khớp vai phải làm sao? Theo đó, trước khi đến bệnh viện, bạn nên hiểu rõ các bước chữa trật khớp vai tại nhà để tránh gặp di chứng sau này. Các bước xử lý bao gồm:

  • Hạn chế di chuyển và cử động: Khi bị trật khớp vai, việc đầu tiên bạn nên làm là ngừng di chuyển hoặc cử động khớp vai để tránh tạo thêm lực lên khớp. Bởi các động tác lắc tay, xoay khớp hoặc nắn khớp có thể khiến khớp bị tổn thương; cơ, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu quanh khớp vai có thể bị ảnh hưởng nặng hơn so với ban đầu.
  • Cố định khớp vai: Tiếp theo, bạn hãy dùng băng vải để cố định khớp vai nhằm nâng đỡ khớp bị tổn thương.
  • Chườm mát: Chườm mát lên vùng khớp vai để làm dịu nhanh cơn đau và giảm sưng.
  • Sau khi đã giảm đau thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra khớp vai để được điều trị trật khớp vai phù hợp.

Khớp vai

Người bệnh có thể chườm mát giúp khắc phục tạm thời triệu chứng đau do trật khớp vai gây ra

3. Điều trị trật khớp vai

Khi bị trật khớp vai, phương pháp điều trị có thể là kéo nắn rồi băng bất động khoảng 2 - 4 tuần đối với trật khớp vai mới và dùng phẫu thuật điều trị đối với trật khớp vai cũ hoặc trật khớp vai tái đi tái lại. Cụ thể:

  • Nắn lại vai: Đây là cách chữa trật khớp vai phổ biến khi trật khớp mới và mức độ nhẹ, bác sĩ có thể nắn lại vai bị trật bằng một số thao tác nhẹ để giúp xương vai trở lại vị trí đúng. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc đến khi xương vai trở lại vị trí ban đầu thì các triệu chứng sẽ được cải thiện ngay lập tức.
  • Phẫu thuật: Bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật nếu khớp vai hoặc dây chằng yếu, có yếu tố mắc lại dù đã phục hồi và tăng cường chức năng. Trong một số trường hợp, có thể sẽ cần phẫu thuật nếu dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương.
  • Cố định: phương pháp này sử dụng đai cố định để giữ vai ổn định trong vài tuần. Thời gian đeo đai cố định phụ thuộc vào tình trạng trật khớp vai của bạn.
  • Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, giảm phù nề giúp cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi chờ đợi khỏi bệnh.
  • Phục hồi chức năng: Khi bạn được nẹp vai hoặc gỡ bỏ băng đeo, bạn sẽ bắt đầu quá trình phục hồi chức năng.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến các dây thần kinh lớn hoặc tổn thương bên trong khớp, khớp vai có thể sẽ được cải thiện trong một vài tuần. Nếu hoạt động quá sớm sau khi bị trật khớp vai thì có thể sẽ làm tổn thương khớp vai hoặc trật khớp thêm lần nữa.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ

Phục hồi chức năng là một trong các phương pháp điều trị trật khớp vai hiệu quả hiện nay

4. Các phương pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa trật khớp vai

  • Giảm các hoạt động vùng vai: Khi bạn đã bị trật khớp vai, bạn không nên lặp lại các động tác làm tăng nguy cơ trật khớp, cố gắng tránh những cử động gây ra đau đớn. Không nâng vật nặng, đưa tay lên cao quá đầu cho tới khi khớp vai được cải thiện hoàn toàn.
  • Chườm mát: Chườm mát quanh vùng vai để giúp giảm viêm, đau. Bạn nên sử dụng túi mát để chườm vết thương khoảng 15-20 phút. Nên chườm mát lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Duy trì sự linh hoạt của khớp: Bạn nên thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu. Việc này sẽ giúp duy trì phạm vi di chuyển ở vùng vai.
  • Đối với những người khỏe mạnh, chưa bị trật khớp vai thì nên rèn luyện thân thể thường xuyên để hệ cơ bắp luôn săn chắc, các khớp hoạt động linh hoạt.

(Bệnh nhân chữa đau vai tại phòng khám An Thái)

Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm về bệnh lý trật khớp vai . Nếu cần tìm hiểu bất cứ điều gì về các bệnh lý xương khớp bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ An Thái trên website hoặc gọi tới hotline 0856186656 - 0866205068  để biết thêm chi tiết.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí!

SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TÔI!

Phòng Khám Chất Lượng Cao ( Gần Sở Y Tế )

 

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Tác giả: Trường Xuân Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !