CÁC BỆNH LÝ KHỚP VAI THƯỜNG GẶP

Cập nhật: 12/7/2021 | 1:53:37 PM

Tuổi tác, nghề nghiệp, bệnh lý liên quan đến tim mạch...là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh lý khớp vai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và những hoạt động ngày thường của người bệnh. Các bệnh lý khớp vai nói chung đa phần đều khiến người bệnh có cảm giác đau vai dai dẳng kéo dài và làm hạn chế vận động ở khớp vai nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng mà còn có nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng gây dính khớp

I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ KHỚP VAI

Khớp vai bao gồm nhiều xương kết hợp lại là xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay và được lót bởi một lớp sụn. Để tạo thành một khối khớp giúp vai có thể hoạt động nhịp nhàng cần có sự phối hợp giữa các xương và các mô mềm bao quanh khớp như cơ, dây chằng, gân.

Khớp vai là một khớp cầu, nhờ vào bao khớp và chóp xoay giúp chỏm xương cánh tay có thể gắn vào ổ chảo xương.

Có ba cơ tạo nên chóp xoay là cơ tròn bé, cơ trên gai và cơ dưới gai, được kết hợp lại để tạo thành một giải cân bao quanh, đồng thời bám vào mấu động lớn của xương cánh tay. Nhờ vào chóp xoay cho phép cánh tay có thể vươn dài hoặc có khả năng xoay theo hình tròn.

                                                     Khớp vai dễ gặp chấn thương và bệnh lý làm cản trở
                                                                       hoạt động sinh hoạt của người bệnh

Những thói quen hoặc tổn thương trong quá trình lao động có thể khiến cho chóp xoay bị chấn thương hay rách đi, khiên túi niêm mạc (lớp lót phần dưới của mỏm cùng vai và chóp xoay) có nguy cơ bị viêm dẫn đến tình trạng đau khớp vai hay bị viêm quanh khớp vai.

II.CÁC BỆNH LÝ KHỚP VAI THƯỜNG GẶP

Các bệnh lý khớp vai có nhiều loại, nhưng thường gặp hiện nay có 5 loại chính như sau:

1. BỆNH ĐAU VAI

Để cánh tay có thể cử động một cách linh hoạt với biên độ vận động rộng cần có sự kết hợp giữa gân cơ và cả hình dáng khớp vai.

Nhưng đôi khi, hoạt động khớp vai quá nhiều cũng gây ra sự chèn ép cấu trúc xương vai hay tại các mô mềm, dẫn đến bệnh đau khớp vai trái, hay đau khớp vai phải với biểu hiện điển hình là cảm giác đau tăng lên khi người bệnh vận động tay, tình trạng này có thể chỉ là tạm thời hoặc kéo dài dai dẳng.

                       Đau khớp vai là một trong những bệnh lý khớp vai thường gặp nhất

Đau khớp vai có thể do những nguyên nhân điển hình gây nên như sau:

  • Viêm gân.
  • Viêm bao hoạt mạc.
  • Hội chứng bắt chẹn vai.
  • Bị rách gân.
  • Mất vững ở khớp vai.
  • Bị chấn thương dẫn đến gãy xương như xương đòn, xương bả vai hoặc cánh tay...
  • Thoái hoá khớp vai.
  • U bướu, tổn thương thần kinh, bị nhiễm trùng...

2.CỨNG KHỚP VAI

Cứng khớp vai xảy ra là do sự đặc trưng bởi tình trạng ở bao khớp. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác đau và cứng bên trong khớp, lâu ngày khớp cứng sẽ gây khó khăn cho sự vận động bình thường.

Trong những tổn thương ở vai thì cứng khớp vai chiếm tỷ lệ khoảng 2%, những trường hợp đau khớp vai thường có tỷ lệ gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam giới và đa phần thuộc độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.

Cứng khớp vai có 3 giai đoạn chính là:

Giai đoạn đông lạnh: Người bệnh có cảm giác đau ở vai với mức độ ngày càng tăng, bị mất biên độ vận động và thời gian thường kéo dài trong nhiều tháng liền khoảng từ 6 – 9 tháng.

Giai đoạn đông cứng: Người bệnh có cảm giác cơn đau giảm dần nhưng khớp vai vẫn bị cứng như cũ không thuyên giảm kéo dài tiếp trong 4 – 6 tháng tiếp theo, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Giai đoạn rã đông: Những vận động ở khớp vai có chiều hướng cải thiện dần, người bệnh có thể trở lại hoạt động ngày thường mà không còn bị cứng và đau khớp trong khoảng từ nửa năm cho đến 2 năm.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị cứng khớp vai thường là:

  • Bị bệnh tiểu đường.
  • Bệnh nhược giápbệnh cường giáp.
  • Bệnh lý tim mạch.
  • Bệnh Parkinson.

Những nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh cứng khớp vai như: Sau phẫu thuật khớp vai để lại di chứng, bị chấn thương. Để biết chính xác tình trạng bệnh, cần thông qua những xét nghiệm chẩn đoán nhu chụp cộng hưởng từ, chụp X quang, siêu âm khớp vai...

3.VIÊM KHỚP VAI

Viêm khớp quanh vai là một trong các bệnh lý khớp vai điển hình nhất. Khi bị viêm khớp vai khiến người bệnh có cảm giác đau, khiến những vận động ở khớp vai bị hạn chế do bị tổn thương ở gân, dây chằng, bao khớp... gây nên.

Viêm khớp vai nếu kéo dài không được điều trị sẽ chuyển sang viêm khớp vai có dịch làm phá hỏng cấu trúc khớp vai và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Có những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng viêm khớp vai thường gặp như:

Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn khiến bao khớp hay bề mặt khớp bị viêm, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có tiến triển phức tạp, khó điều trị nếu ở giai đoạn muộn.

Thoái hoá khớp: Khi khớp bị mài mòn và rách sẽ dẫn đến sự thoái hoá khớp, hậu quả là sự trơn láng ở bề mặt khớp bị mất đi. Thường gặp ở khớp cùng đòn, đối với khớp ổ chảo cánh tay sẽ ít gặp hơn, đa phần thoái hoá khớp gặp nhiều đối với bệnh nhân > 50 tuổi.

Viêm khớp sau khi chấn thương: Khi gặp phải sang chấn như trật khớp vai, gãy xương hoặc rách chóp vai, có thể gây ra viêm khớp sau đó.

4.RÁCH CHÓP VAI

Một trong những nguyên nhân gây hạn chế vận động khớp vai và cảm giác đau kéo dài thường gặp ở người trưởng thành là rách chóp vai. Khi bị rách chóp vai sẽ khiến vai bị yếu đi, khiến hoạt động hằng ngày của bệnh nhân gặp khó khăn. Rách chóp vai có nhiều loại nhưng thường có 2 loại điển hình là rách một phần và rách toàn phần.

Nguyên nhân dẫn đến rách chóp vai điển hình nhất là do bệnh nhân bị chấn thương, thường kèm theo những thương tổn khác như trật khớp vai hay bị gãy xương đòn. Nguyên nhân thứ 2 là do thoái hoá, đây là sự mài mòn của gân diễn ra một cách tự nhiên theo thời gian.

Khi bị rách chóp vai, người bệnh thường có cảm giác bị đau khi cử động, nhất là khi vươn tay lên cao và cơ quay khớp vai bị yếu đi, gây khó khăn trong vận động.

5.CHẤN THƯƠNG KHỚP VAI

Chấn thương khớp vai có thể xảy ra khi bị va đập, vận động không đúng cách. Đây là một loại tổn thương thường gặp và có nhiều loại chấn thương ở khớp vai như:

  • Gãy xương: Thường là xương trên cánh tay, xương đòn hay xương bả vai.
  • Trật khớp: Khi 2 mặt khớp không thể trượt được với nhau một cách bình thường sẽ dẫn đến trật khớp.
  • Tổn thương phần mềm thường gặp như: Rách sụn viền, rách dây chằng, rách chóp xoay...

Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm các bệnh lý khớp vai thường gặp nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí!

 

 

 

  • Địa chỉ liên hệ
    Số 58 phố Sơn Tây, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • (Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và chủ nhật) 0395224861
Tác giả: Trường Xuân Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
  • GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
  • Tiêu biểu tuần qua
  • Follow us on
Thiết kế 2020 © Phòng khám đông y An Thái
0395224861
0962272013
×

Bạn vui lòng để lại số ĐT, Bác sĩ tư vấn của Phòng Khám An Thái gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn !